chậm cấp sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khá phổ biến ở nhiều địa phương do nhiều nguyên nhân từ nhiều phía. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống như vậy bạn nên làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình?
Nội dung chi tiết
Thời gian cấp giấy sổ đỏ là bao lâu?
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất được quy định như sau:
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp sổ đỏ: Không quá 30 ngày.
- Đăng ký, cấp Sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng: Không quá 15 ngày.
- Đăng ký, cấp Sổ đỏ khi thay đổi tài sản gắn liền với đất: Không quá 15 ngày.
- Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng: Không quá 7 ngày.
- Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ: Không quá 50 ngày.
- Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất: Không quá 10 ngày.
- Chuyển đổi, chuyển nhượng (mua bán), thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Không quá 10 ngày.
Lưu ý:
Khoảng thời gian trên được tính bắt đầu từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, không kể ngày nghỉ, ngày lễ. Không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, cũng như thời gian xem xét xử lý trong trường hợp đất thuộc diện vi phạm pháp luật, cần thời gian trưng cầu kết quả giám định.
Trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, nếu hồ sơ có vướng mắc chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người dân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ cho đạt yêu cầu.
Nên làm gì khi bị chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể do tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán, nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp sổ đỏ cho người mua nhà ở, cấp quyền sử dụng đất hoặc lỗi đến từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Dù lỗi nằm ở cá nhân, đơn vị nào cũng đều sẽ có mức xử phạt riêng theo quy định pháp luật. Vì vậy, khi nhận thấy mình bị chậm cấp giấy chứng quyền sử dụng đất dù đã đáp ứng mọi điều kiện về hồ sơ và giấy tờ thì bạn có quyền tiến hành khiếu nại hoặc khởi kiện. Cụ thể như sau:
khiếu nại: Có hai hình thức để bạn lựa chọn
Khiếu nại bằng đơn: Bạn cần chuẩn bị sẵn mẫu đơn khiếu nại bao gồm đầy đủ các thông tin như ngày, tháng, năm khiếu nại, thông tin cá nhân của bạn và đối tượng bị khiếu nại, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải được bạn ký tên hoặc điểm chỉ. Sau cùng là gửi đến người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ.
Khiếu nại trực tiếp: Nếu không làm đơn, bạn có thể trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu khiếu nại. Bộ phận tiếp nhận sẽ hướng dẫn bạn viết đơn khiếu nại hoặc ghi lại thông tin khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu bạn xác nhận.
khởi kiện: Trong trường hợp bạn khiếu nại và không đồng ý về cách giải quyết hoặc đã quá thời gian nhưng đơn khiếu nại không được giải quyết. Và bạn có đầy đủ căn cứ, hồ sơ chứng minh bạn bị chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đơn vị có trách nhiệm cấp sổ đỏ thực hiện không đúng quy định pháp luật thì bạn có quyền khởi kiện để đòi quyền lợi cho mình.
Mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thế nào?
Đối với cá nhân tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở thì hình thức xử phạt nếu chậm cấp sổ đỏ là phạt tiền và mức phạt có thể lên đến 1 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
Đối với cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ: Nếu cán bộ, công chức có nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà có hành vi vi phạm sẽ không bị xử phạt tài chính mà thay vào đó sẽ xử phạt kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
Các khung xử phạt kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc. Hoặc nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả lớn có thể bị xử lý hình sự và phạt tù.